Kiếm tiền & Làm giàu: Khởi nghiệp & Làm chủ doanh nghiệp (P4)

0
735

Làm chủ doanh nghiệp: Làm giàu cho mình và tạo giá trị cho xã hội

Cùng với phương pháp đầu tư vào các tài sản, công cụ đầu tư thì làm chủ doanh nghiệp là phương pháp làm giàu “chính quy” được khuyến khích và được hàng trăm triệu người có máu “khởi nghiệp – xông pha” trên khắp thế giới theo đuổi.

Khi làm chú một doanh nghiệp, chúng ta không chỉ làm giàu cho bản thân, giúp nhân viên, đối tác làm giàu mà còn tạo ra những giá trị cộng thêm cho xã hội. Một đất nước có nhiều người có tinh thần khởi nghiệp và được chính phủ hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp sẽ là một đất nước giàu mạnh. Chính tinh thần khởi nghiệp – là một trong những yếu tố giúp Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Làm chủ doanh nghiệp: Làm giàu cho mình và tạo giá trị cho xã hội

Khởi nghiệp: Đứng quá “thận trọng” nhưng cũng đừng quá “mạo hiểm”

Có một hiện trạng đang xảy ra tại Việt Nam là nhiều người có đủ điều kiện kinh nghiệm, vốn, quan hệ… để khởi nghiệp nhưng lại không nghĩ tới, không “dám” khởi nghiệp. Đó là những người làm thuê / quản lý cấp cao, và những người làm nghề tự do thành công.

Theo thời gian làm việc, họ đã tích lũy khá đủ điều kiện để mở một doanh nghiệp, nhưng nhiều người đã không khởi nhiệp vì nhiều lý do khác nhau như sợ thất bại, sợ mất cái đang có, sợ ra khỏi vùng “comfort zone – vùng an toàn / thoải mái”. Trong khi đó lại có rất nhiều bạn trẻ chưa tích lũy đủ điều kiện để khởi nghiệp và chưa lường được hết những rủi ro trong việc khởi nghiệp thì lại được khuyến khích khởi nghiệp, và trở thành doanh nhân.

Khởi nghiệp: Đứng quá “thận trọng” nhưng cũng đừng quá “mạo hiểm”

Những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp thành công:

Trừ những ngững trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp gia đình – cha truyền con nối, hay gặp một cơ may đặc biệt, để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp phải đạt được nhiều trong số những điều kiện sau:

Người khởi nghiệp phải có ước mơ, khát khao chảy bỏng đủ lớn.

Đó có thể là mơ ước phục vụ xã hội, hoặc mong muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ “giá trị” đến cho khách hàng, hoặc mong muốn giúp gười khác thành công, hoặc đam mê làm giàu và nổi tiếng… Điều quan trọng là cái khát khao ấy phải đủ lớn để giúp cho người khởi nghiệp vượt qua những khó khăn luôn xuất hiện trên đường phát triển doanh nghiệp.

Người khởi nghiệp phải có một “ý tưởng” tạo ra giá trị.

Rất nhiều người có ý tưởng về kinh doanh, và ai cũng nghĩ ý tưởng của mình là hay, đặc sắc. Tuy vậy ý tưởng chỉ mới là ý tưởng. Nó có thể là con “thiên nga” long lanh trên giấy tờ, trong đầu óc “mơ mộng” của người muốn khởi nghiệp nhưng nó chỉ là “con vịt bầu” trong thực tế. Nghĩa là nó không khả thi, hay nếu khả thi thì nó không tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Có những người tiến hành nghiên cứu rất kỹ để xem ý tưởng của mình có khả thi hay không, thế nhưng cũng có những người tin vào “trực giác” của mình và cứ thế mà tiến hành lập doanh nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Người khởi nghiệp phải có một “ý tưởng” tạo ra giá trị.

Người khởi nghiệp cần phải có vốn đầu tư ban đầu.

Không có vốn nhiều, thì cũng phải có ít. Nếu có rất ít hay không có đồng vốn nào thì người khởi nghiệp phải có ý tưởng hết sức độc đáo và khả năng thuyết phục “bậc thầy” để mời các nhà đầu tư tham gia ngay giai đoạn phôi thai của doanh nghiệp.

Người khởi nghiệp còn cần phải có kiến thức chuyên môn về ngành mình khởi nghiệp, phải có  kinh nghiệm về quản trị: tài chính, nhân sự, bán hàng, marketing, phải có mối  quan hệ hay quen biết với khách hàng và đối tác…

Một cách lý tưởng, một người khởi nghiệp cần có đủ hay đa số những điều kiện trên để khởi nghịệp thành công. Đâu đó vẫn có những câu chuyện về các doanh nhân “tay hoàn toàn trắng” thành công. Thế nhưng đó chỉ là những câu chuyện “cổ tích” khá hiếm hoi. Hoặc là người kể chuyện đã “quên” mất những gì mình có khi khởi nghiệp, hoặc họ là một  trong những người cực kỳ may mắn vì tỷ lệ thành công của doanh nghiệp – đặc biệt là chủ doanh nghiệp “tay trắng” về mọi điều kiện – rất thấp.

Cũng có người nói rằng, tuổi trẻ 20-25 không có gì để mất, do đó cứ lập doanh nghiệp, thất bại rồi làm lại. Tôi suy nghĩ khác. Thất bại khi lập doanh nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy, và có thể làm người ta suy nghĩ bi quan một thời gian. Có thể họ không còn điều kiện để lập lại doanh nghiệp. Do đó các bạn trẻ không nên nóng vội. Hãy không ngừng nuôi dưỡng ước mơ và tích luỹ các điều kiện cần để khởi nghiệp khi hợp lý. Theo tôi, một  người trải qua 5-7 năm làm việc sẽ là thích hợp để khởi nghiệp.

Thất bại khi lập doanh nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy, và có thể làm người ta suy nghĩ bi quan một thời gian.

Chủ doanh nghiệp cần cân bằng giữa 3 vị trí.

Trong gian đoạn đầu, người chủ doanh nghiệp phải tự mình quản lý doanh nghiệp, và khi đó – theo ông  Michael E. Gerber tác giả cuốn “Những ngộ nhận về doanh nghiệp“ – chủ doanh nghiệp hay bị giằng xé giữa 3 vị trí khác nhau: doanh nhân, nhà quản lý và nhà chuyên môn.

Doanh nhân là người biết cách biến những điều bình thường thành những cơ hội đặc biệt. Doanh nhân luôn hướng về tương lai, và xây dựng viễn cảnh “Điều gì sẽ xảy ra” và “xảy ra khi nào” . Với mong muốn thay đổi và tiến về phía trước, doanh nhân biến đổi nhiều thứ xung quanh, những việc có thể ngăn cản, gây trở ngại đối với dự án của mình.

Nhà quản lý là người có đầu óc và làm việc thực tế. Không có nhà quản lý sẽ không có hoạch định, không có trật tự, không có dự báo. Nếu như Doanh nhân nhìn thấy cơ hội thì Nhà Quản lý nhìn thấy những rắc rối cần “dọn dẹp”. Nếu như Doanh nhân tạo ra sự thay đổi thì Nhà Quản lý có xu hướng giữ ổn định.

Nhà chuyên môn là người thực hiện công việc.  Nhà chuyên môn luôn muốn tự mình thực hiện công việc của mình. Doanh nhân đôi khi tạo ra những công việc mới và thú vị cho Nhà chuyên môn, nhưng phần lớn là tạo ra những chướng ngại cho Nhà chuyên môn bằng cách nghĩ ra “các ý tưởng vĩ đại”. Nhà Quản lý cũng cản trở công việc của Nhà Chuyên môn khi thiết lập trật tự và đưa Nhà Chuyên môn vào thành một phần của hệ thống.

Chủ doanh nghiệp nào cũng có tính cách, phẩm chất  của Doanh nhân, Nhà Quản lý và Nhà Chuyên môn bên trong mình, nhưng thông thường, thì chủ doanh nghiệp hay bị lệch về một vị trí. Để thành công, Chủ doanh nghiệp cần cân bằng 3 vị trí này. Khi đó: Doanh nhân sẽ tự do hướng tới những lãnh vực mới; Nhà Quản lý sẽ củng cố nền tảng cho các hoạt động; và Nhà Chuyên môn sẽ tập trung vào  công việc chuyên môn.

(Trích từ “Tăng tốc đến thành công. Tập 1”, tác giả Lâm Minh Chánh, trang 98, 99).

Chủ doanh nghiệp & nhà điều hành hay Chủ doanh nghiệp & nhà đầu tư.

Khi doanh nghiệp đã phát triển đến giai đoạn trưởng thành, chủ doanh nghiệp có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là chủ doanh nghiệp là tiếp tục điều hành,  “sống và thở” cùng doanh nghiệp. Hay nói cách khác họ làm thuê cho chính doanh nghiệp của mình. Những người theo lựa chọn này  tâm đắc với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra.  Và tên tuổi của doanh nghiệp sẽ gắn kết với tên tuổi của họ: một chủ doanh nghệp kiêm nhà điều hành.

Lựa chọn thứ hai là chủ doanh nghiệp tách dần mình ra khỏi hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Họ áp dụng những mô hình kinh doanh cho phép họ có thể kiểm soát, quản trị doanh nghiệp mà không phải trực tiếp tham gia điều hành. Cao hơn nữa, họ cổ phần hóa và niêm yết doanh nghiệp nhằm mục đích vừa tăng vốn cho doanh nghiệp, vừa tăng cường những nhà điều hành chuyên ngiệp. Như vậy họ cũng đồng thời thực hiện “tiền hóa” kết quả mà họ xây dựng doanh nghiệp và và dần dần trở thành chủ doanh nghiệp kiêm nhà đầu tư.

Lâm Minh Chánh, Tác giả Sách “Tăng tốc đến thành công. Tập 1”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here